1. Tùng La Hán Nhật Bản là gì?
Tùng La Hán là cây thân gỗ lớn, gồ ghề và có lớp vỏ màu đậm xù xì. Cành nhiều nhánh, mọc ngang hay rủ xuống. Nếu mọc tự nhiên, Tùng La Hán có thể cao tới hơn 10m.
Lá Tùng La Hán hẹp, dài, dạng lá kim, có cuống ngắn, lá cứng và xanh bóng, mọc cách dạng ốc xoắn. Với ưu điểm lá cây bền, ít rụng và xanh mướt quanh năm.
Hoa của Tùng La Hán hình cọc có sợi màu trắng đục. Hoa của cây cái có đài hoa to, bên dưới có bốn cái vảy dạng tuyến. Hoa nở vào tháng 5.
Quả hình cầu tròn màu xanh. Quả hình dáng giống như pho tượng La Hán, nên người ta gọi loại cây này là Tùng La Hán. Hạt của cây được dùng để ươm trồng cây giống, trồng cây kiểng nội thất đẹp và sang trọng.
Cây Tùng La Hán sinh trưởng ở những vùng núi cao, khô cằn, có sức sống bền vững. Tuổi thọ của cây rất cao. Có thể phát triển được ở những vùng đất khắc nghiệt, chịu được phong ba bão táp, gió sương.
Ngày xưa Tùng La Hán rất hiếm, ngày nay thú chơi cây cảnh được nhân rộng nên Tùng La Hán được nhiều người biết đến. Cây có giá trị lớn, có cây lên đến bạc tỷ.
Tùng La Hán với nhiều ý nghĩa được yêu thích trồng ở các công trình văn hóa như đình chùa, sân vườn biệt thự, công viên, tiểu cảnh, khu di tích, nghỉ dưỡng, nhà hàng….Chỉ cần trồng với cỏ thảm nền thì tùng la hán vẫn bộc lộ hết vị thế uy nghi, sang trọng của mình.
Với sắc lá xanh biếc bốn mùa, tràn trề nhựa sống, dáng cây sang trọng, thanh nhã đem đến phong thái cao quý, mạnh mẽ. Tùng La Hán rất phù hợp khi được trưng ở đại sảnh, khu thương mại, những nơi có không gian rộng lớn. Khi cây được trang trí với các khối đá cảnh sẽ tạo nên khung cảnh nho nhã, thi vị hơn. Dù trải qua hàng trăm năm cây vẫn giữ được phong độ, dáng thế của mình.
Trong nghệ thuật bonsai, tùng la hán cũng giữ những vị trí độc tôn với những siêu phẩm có giá trị nhân văn và vẻ đẹp lôi cuốn lòng người. Cành cây lại rất dẻo, dễ uốn nên dưới đôi bàn tay tài hoa của các nghệ nhân thì vẻ đẹp tinh tế của tùng la hán bonsai càng được nhân lên gấp bội.
2. Ý nghĩa phong thủy
- Mang lại may mắn, bình an
Người xưa cho rằng, Tùng La Hán là loài cây có linh khí, có khả năng cản gió độc, trừ tà. Thế nên, người nào sở hữu Tùng La Hán là giống như có được tấm bùa hộ mệnh. Bảo vệ bản thân và gia đình khỏi những khí xâu xâm nhập, mang lại bình an và may mắn cho cả nhà.Quả của loại cây này trông tựa như một bức tượng la hán. Là vị phật bảo trợ cho sự bình an. Thế nên, cây Tùng La Hán được coi như một vị phật sống. Có nghĩa bảo vệ cho gia chủ và mang đến những điều bình an cho gia đình.
- Sự phồn vinh, thịnh vượng
Trong phong thủy được nhiều người biết đến hơn cả chính là sự phồn vinh, thịnh vượng mà loại cây này có thể mang lại cho gia chủ. Cây có sức sống bền bỉ, chịu được mọi tác động của thời tiết khắc nghiệt, luôn xanh tốt, tỏa bóng. Chúng tượng trưng cho sự phát triển không ngừng, vượt qua mọi nghịch cảnh, mang lại sự phồn vinh cho cuộc sống
3. Cách chăm sóc
- Ánh sáng: Tùng La Hán chịu được biên độ ánh sáng lớn, cây thích ánh sáng mạnh nhưng vẫn sống được trong môi trường bóng râm. Tuy nhiên khi sống trong môi trường ánh sáng yếu lâu dài quá làm cây phân cành yếu, thân cành vươn dài, khoảng cách các thán thưa nên nhìn tổng thể cây không đẹp và thiếu sức sống.
- Tưới nước: Cây Tùng La Hán ưa nước nhưng chịu úng kém vì vậy cần chú ý khi tưới. Biểu hiện cây bị úng là lá vàng rồi chết dần dần. Nên thường xuyên phun nước lên bề mặt lá để rửa bụi bẩn, tăng cường quang hợp, giữ cho lá có sắc xanh tươi, bóng đẹp.
- Phân bón: Tùng La Hán ưa phân bón, nên bón làm nhiều lần, mỗi lần một lượng nhỏ, chủ yếu là bón phân đạm, nhưng đối với những chậu cảnh đã tạo hình thì không nên bón nhiều phân nữa Tùng La Hán có đặc tính mẫn cảm với phân bón. Cần chú ý tưới thúc cho cây ra nhiều cành.
- Sâu bệnh thường gặp: Tùng Vạn Niên thường gặp một số bệnh: trùng vỏ cứng, đốm lá, rệp sáp đỏ, bệnh nhện đỏ. Chú ý quan sát để phát hiện bệnh đặc biệt là mùa hè.
Gốc và thân cây sinh trưởng chậm vì thế cần chú ý tỉa cành, cắt lá trên tán cây để cây đủ dinh dưỡng nuôi thân.